Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'CRD า พอิม MNTRUNGVIĘTRAM THÔNG BÁO Tuyển nhóm tư vấn xây dựng tài liệu tổng hợp các mô hình thực hành tốt của các tổ chức xã hội, xã hội- nghề nghiệp, tổ chức dựa vào cộng đồng Hạn nộp hồ SƠ: trước 17h00 ngày 23/04/2024 /2024 •Thời gian thực hiện: từ 25 5/4/2024 đến 30/ 10/ 30/10/2024 2024 •Nộp hồ sơ qua email: office@crdvietham.org F សស្ួអំ Scan để xem Điều khoản tham chiếu'

I. THÔNG TIN CƠ BẢN

Dự án “Cùng lên tiếng Bảo vệ các Hệ sinh thái vì Thiên nhiên và Con người” (gọi tắt là Dự án VfD) do Sida tài trợ nhằm mục tiêu: (1) Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội và nâng cao nhận thức, thúc đẩy người dân cộng đồng địa phương tham gia hiệu quả vào các hoạt động đóng góp xây dựng chính sách về bảo tồn đa dạng sinh góp phần giảm nhu cầu tiêu thụ ĐVHD và các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD và (2) Thúc đẩy sự quan tâm và hành động của các cơ quan nhà nước nhằm ngăn chặn và hướng đến chấm dứt nạn buôn bán, tiêu thụ ĐVHD trái pháp luật. Địa bàn dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, các hoạt động thực hiện tập trung tại khu vực cảnh quan Trung Trường sơn, khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là nơi sinh sống của phần lớn người dân bản địa và cộng đồng địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal (2022) đang kêu gọi Chính phủ các quốc gia thành viên Công ước Đa dạng sinh học (CBD) có hành động khẩn cấp để phục hồi đa dạng sinh học với các mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề cần đảm bảo trong quá trình thực hiện, bao gồm: (i) những đóng góp và quyền lợi của các cộng đồng địa phương với tư cách là người bảo vệ đa dạng sinh học và là đối tác trong việc bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững; vì vậy các kiến thức truyền thống liên quan đến đa dạng sinh học, sáng kiến, quan điểm của cộng đồng địa phương cần được tôn trọng, được ghi lại và lưu giữ, các quá trình ra quyết định liên quan đến đa dạng sinh học thì cần phải được lấy ý kiến thông qua trước của cộng đồng địa phương; (ii) Ý chí chính trị và sự công nhận của cơ quan cao nhất trong Chính phủ; (iii) sự hợp tác của tất cả các cấp chính quyền và của tất cả các chủ thể trong xã hội nhằm thúc đẩy sự tham gia đầy đủ và đóng góp hiệu quả của phụ nữ, thanh niên, người dân bản địa và cộng đồng địa phương, các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân và các đối tác tài chính cũng như các bên liên quan từ tất cả các lĩnh vực khác.

Trong khuôn khổ hợp tác với WWF, Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung (CRD) hỗ trợ Dự án xây dựng tài liệu tổng hợp các mô hình thực hành tốt của các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức dựa vào cộng đồng nhằm góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học (bao gồm cả các bài học tốt về phân tích và đóng góp hoàn thiện chính sách) đồng thời phối hợp với Trung tâm Truyền thông TN&MT (CNREC)/MONRE để tổ chức sự kiện giới thiệu rộng rãi tài liệu/Sổ tay này. CRD cần tuyển một nhóm tư vấn để hỗ trợ CRD thực hiện hoạt động này.

II. PHẠM VI CÔNG VIỆC/TRÁCH NHIỆM CHÍNH

2.1. Mục tiêu: nhằm đúc kết các thực hành tốt và nhấn mạnh vào sự tham gia của các tổ chức xã hội (CSO), các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) và cộng đồng địa phương vào trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động vật hoang dã, qua đó sẽ thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức CSOs/CBOs trong việc đóng góp xây dựng chính sách và  hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp với các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam.

2.2. Đối tượng sử dụng: Sổ tay này được thiết kế dành cho các tổ chức xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế để tham khảo trong quá trình xây dựng các kế hoạch huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng, phát triển các mô hình hoạt động của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam mà công chúng quan tâm.

2.3. Nội dung của cuốn sổ tay này cần chuyển tải được các nội dung sau:

1) Tổng quan về vai trò của các tổ chức CSO/CBO và cộng đồng địa phương trong bảo tồn đa dạng sinh học.

2) Các thực hành tốt do các tổ chức CSO/CBO thực hiện về bảo tồn đa dạng sinh học (cả các hoạt động thực hiện ngoài hiện trường và các hoạt động đóng góp cho xây dựng chính sách) với ít nhất 5 mô hình nổi bật của nước ngoài (ưu tiên các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam), 5 mô hình của các tổ chức xã hội trong nước và 5 mô hình của các tổ chức cộng đồng và nhóm cộng đồng địa phương. Cấu trúc thông tin cung cấp về mỗi mô hình cần được mô tả đầy đủ và toàn diện.

3) Các bài học kinh nghiệm và khuyến nghị nhằm thúc đẩy thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp với các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam.

III. NHIỆM VỤ TƯ VẤN

1) Xây dựng Kế hoạch thực hiện: tham gia và hỗ trợ Trưởng nhóm của CRD xây dựng kế hoạch, thảo luận và lấy ý kiến góp ý của WWF, hoàn thiện kế hoạch và chia sẻ kế hoạch đến các bên liên quan.

2) Phát triển đề cương Cẩm nang: tham gia và hỗ trợ Trưởng nhóm của CRD để dự thảo đề cương, thảo luận và lấy ý kiến góp ý của WWF và hoàn thiện đề cương.

3) Tổng quan về vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp và cộng đồng địa phương trong bảo tồn đa dạng sinh học: thu thập tài liệu và viết tổng quan theo các nội dung của đề cương.

4) Xây dựng tiêu chí và lựa chọn các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học là gương sáng điển hình của các tổ chức CSO/CBO và cộng đồng địa phương: dựa trên yêu cầu nội dung tại phần II, mục 2.3 ở trên để đưa ra các tiêu chí phù hợp; chọn và lập danh sách các mô hình điển hình ở nước ngoài để tổng hợp; chọn và lập danh sách các mô hình điển hình trong nước để thực hiện khảo sát và tư liệu hoá.

5) Tổng hợp các mô hình về bảo tồn đa dạng sinh học của các tổ chức CSO/CBO và tổ chức cộng đồng ở nước ngoài: thu thập tài liệu liên quan; tổng hợp các thực hành tốt và bài học kinh nghiệm của từng mô hình.

6) Xây dựng công cụ thu thập thông tin về các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học của các tổ chức CSO/CBO và cộng đồng địa phương trong nước: tham gia và hỗ trợ Trưởng nhóm của CRD dự thảo công cụ; lấy ý kiến góp ý của các tổ chức CSO/CBO và WWF; và hoàn thiện bộ công cụ.

7) Khảo sát và tư liệu hoá các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học của các CSO/CBO và cộng đồng địa phương được lựa chọn: Liên hệ các bên liên quan và thu thập thông tin thứ cấp; thực hiện khảo sát thực địa tại các mô hình, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên sâu với những người cung cấp thông tin mục tiêu; tổng hợp thông tin và tư liệu hoá các thực hành tốt, các trường hợp điển hình và bài học kinh nghiệm.

8) Soạn thảo nội dung chi tiết cuốn tài liệu cẩm nang về thực hành tốt và bài học kinh nghiệm của các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp và cộng đồng địa phương: tham gia và hỗ trợ Trưởng nhóm của CRD phát triển dự thảo tài liệu dựa trên đề cương đã thống nhất; tổ chức họp tham vấn lấy ý kiến các bên liên quan và WWF; và hoàn thiện tài liệu theo góp ý; nộp bản hoàn thiện cuốn cẩm nang cho WWF.

9) Giới thiệu tài liệu tại cuộc họp báo do CNREC/MONRE tổ chức: hỗ trợ Trưởng nhóm của CRD để chuẩn bị bài trình bày, trình bày và thúc đẩy thảo luận tại cuộc họp.

IV. YÊU CẦU TƯ VẤN

– Công dân Việt Nam;

– Trình độ thạc sỹ trở lên, chuyên ngành về quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học hoặc ngành khác có liên quan;

– Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, tập trung vào các thực hành dựa vào cộng đồng;

– Hiểu biết về chính sách, pháp luật của Việt Nam liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học;

– Hiểu biết về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng ở Việt Nam và các nước trên thế giới;

– Hiểu biết về hoạt động của các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp trong bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam; có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức CSO, CBO.

– Có kinh nghiệm trong biên soạn các cẩm nang hoặc các tài liệu tương tự về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học;

– Có các kỹ năng thúc đẩy,tổng hợp, tư liệu hoá và trình bày;

– Sử dụng thành thạo tiếng Anh, nhất là kỹ năng đọc và viết.

V. HỒ SƠ TUYỂN DỤNG

– Thư bày tỏ quan tâm

– Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae)

– Đề cương tài liệu tổng hợp mô hình thực hành tốt của các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học.

Hồ sơ tuyển dụng gửi qua địa chỉ email office@crdvietnam.org. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đến ngày 23 tháng 04 năm 2024.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ bà Đặng Thị Lan Anh theo số điện thoại: 0935369963;  email: anhdl@crdvietnam.org

Thông tin tuyển dụng chi tiết vui lòng xem tại đây.