Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Mỗi lớp tập huấn được thực hiện trong 2 ngày, với 54 tham dự viên. Thành phần lớp tập huấn  gồm ban quản lý dự án của 2 xã Triệu Vân và Triệu Giang, đại diện cán bộ khuyến nông huyện, nông dân nòng cốt các nhóm sản xuất, và các thành viên chủ chốt của nhóm sản xuất nông nghiệp hướng đến thị trường tại 02 xã nói trên.

Với phương pháp học tập lấy học viên làm trung tâm, được sử dụng xuyên suốt vào lớp tập huấn. Các học viên và giảng viên đã làm việc tích cực để tìm hiểu về nhu cầu của thị trường, thực trạng sản xuất của nhóm, khoảng cách/thiếu hụt giữa nhóm với thị trường, thảo luận các giải pháp, phương án để sản xuất và kinh doanh hướng đến thị trường. Trên cơ sở đó, giảng viên đã hướng dẫn các nhóm phương pháp/kỹ năng lập kế hoạch để sản xuất và kinh doanh hướng đến thị trường.

Các đại biểu thảo luận chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường.
Các đại biểu thảo luận chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm, là đầu ra đối với người dân, đặc biệt là những địa phương có sản  phẩm lợi thế. Chính vì vậy, việc thảo luận lấy ý kiến của người dân, để chọn ra cây trồng phù hợp là việc làm quan trọng, song hoạt động maketing là hoạt động cũng cần được “đầu tư” và chú trọng. Có như vậy sản phẩm làm ra mới thực sự có “đất sống”, thầy Nguyễn Trọng Dũng giảng viên của 2 lớp tập huấn nhấn mạnh. Điều này có nghĩa người sản xuất không chỉ lập kế hoạch sản xuất và phải tiến hành đồng thời với lập kế hoạch sản xuất hướng đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra.

DSC01727

Để chọn được giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của từng thôn/xã, các đại biểu đã chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận, ví dụ lớp học tại xã Triệu Giang, kết quả thảo luận các nhóm nhỏ đã cho thấy cây lạc (đậu phộng) và cây ớt là cây trồng chủ đạo đã được các học viên lựa chọn. Với chăn nuôi , các học viên chọn heo, gà là vật nuôi chính.

Theo ông Nguyễn Văn Thiện, thôn Tả Kiên, xã Triệu Giang thì “chăn nuôi gà vừa ít tốn công, bán ra thị trường dễ, giá lại cao, như vụ nuôi gà vừa rồi, trừ chi phí con giống, thuốc thú ý, thức ăn, … tôi lãi 35.000đồng/con. Hiện giờ tôi đang tranh thủ mua con giống để nuôi phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán này”

Còn bà Đoàn Thị Hồng, một thành viên hội Nông dân thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong thì chia sẻ  “Trồng ớt cho năng suất cao, tính ra mỗi cây ớt trung bình cho 1kg ớt tươi, một sào ớt bằng 3 sào lúa, mà công lại nhẹ hơn lúa và lạc. Bà con ở thôn sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này”

Lớp tập huấn đã mang lại kết quả tốt, đặc biệt hỗ trợ người dân trong việc lựa chọn cây trồng và vật nuôi phù hợp trước những biến đổi của khí hậu, đồng thời tìm hướng đi mới cho sản phẩm vươn ra thị trường. Các đại biểu đều nhất trí trong việc lập nhóm và phát triển mô hình sản xuất hướng đến thị trường trên cơ sở dựa vào thế của từng thôn/xã. Trong thời gian tới các thôn trên địa bàn sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ dự án (FLC -12-01), sự tích cực của người dân, hứa hẹn vụ mùa tới sẽ cho năng suất cao, mang lại thu nhập cho người dân./.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x