Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Ngày 12/8, gần 80 đại biểu đến từ 7 tỉnh thành là Hòa Bình, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi đã tham dự Hội thảo giám sát đầu tư cộng đồng trong xây dựng Nông thôn mới tại TP Huế.

DSC_0108
Toàn cảnh hội thảo có gần 80 đại biểu tới tham dự

Đến tham dự Hội thảo có đại diện   Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số Ban ngành chính quyền các cấp tại 07 tỉnh thành miền Bắc và khu vực miền Trung,một số giảng viên và nhà nghiên cứu đến từ một số Trường Đại học và Trung tâm nghiên cứu và phát triển trong cả nước một số tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước,  đại diện 02 Ban giám sát đầu tư cộng đồng tại  tỉnh Thừa Thiên Huế cùng một số đơn vị báo chí, đài truyền hình.

Có 2 nội dung chính được đặt ra tại Hội thảo là (i) chia sẻ các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện  giám sát đầu tư cộng đồng và (2) thảo luận   những bất cập giữa chính sách và thực tế trong quá trình triển khai giám sát đầu tư cộng đồng cũng như các tồn tại trong công tác giám sát đầu tư công, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách.

DSC_0215
PGS. TS Hoàng Mạnh Quân, cố vấn CRD báo cáo đề dẫn hội thảo

Tham gia hội thảo có  05 bài tham luận trình bày, trong đó có những bài tham luận rất chất lượng được chú ý như: Cơ chế  tăng cường giám sát đầu tư của cộng đồng trong xây dựng Nông thôn mới trường hợp ở tỉnh Thừa Thiên Huế của Trường Đại Học Nông Lâm Huế; Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và việc tổ chức giám sát đầu tư cộng đồng: kinh nghiệm thực tiễn tại Hòa Bình do AFAP Việt Nam trình bày.

DSC_0142
Trình bày tham luận tại hội thảo

Hội thảo khẳng định: Giám sát đầu tư cộng đồng là cần thiết, thời gian qua giám sát đầu tư công đã phần nào giúp đảm bảo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ dự án; đảm bảo về khối lượng và chất lượng cũng như hạn chế những sai phạm, nhũng nhiễu, thất thoát trong xây dựng. Tuy nhiên, xét theo chủ trương của Đảng và nhà nước và nguyện vọng của người dân về Giám sát đầu tư cộng đồng ở một số địa phương vẫn đang còn nhiều khó khăn.

 

 

DSC_0256
Các đại biểu thảo luận xác định nguyên nhân tìm giải pháp để giám sát đầu tư cộng đồng hiệu quả
DSC_0251
Trình bày kết quả thảo luận nhóm tại hội thảo

Cụ thể, nguyên nhân dẫn đến giám sát đầu tư công chưa hiệu quả được các đại biểu tổng kết là do: Ban giám sát còn thiếu trách nhiệm, chưa đủ bản lĩnh, chưa có trình độ năng lực;  cơ chế minh bạch thông tin còn hạn chế; chính sách chưa cân bằng giữa trách nhiệm; hay quyền hạn, tính pháp lý của quy chế giám sát đầu tư cộng đồng không cao.

Từ đó, Hội thảo cũng mạnh dạn đưa ra những giải pháp như: Công khai thông tin các văn bản, số vốn, liên quan; có cơ chế phối kết hợp giữa Ban giám sát đầu tư cộng đồng với nhà đầu tư và nhà thầu; lựa chọn thành viên Ban giám sát có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ;  tạo cơ sở pháp lý rõ ràng đặc biệt là quyền hạn của ban giám sát cần được thay đổi từ chỗ chỉ có quyền kiến nghị phải có quyền ít nhất là được tạm đình chỉ công trình; Có cơ chế động vên khuyến khích có bằng khen khi ban giám sát hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng mức hỗ trợ ban giám sát lên từ 2 lên 10 triệu đồng/1 năm; đĐối chiếu lại các văn bản pháp lý với các chế tài do nhà nước quy định, giữa các chính sách và thực tiễn để có điều chỉnh phù hợp hơn.

PGS. TS Phan Hòa, Ủy viên Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tại Thừa Thiên Huế cho rằng: “Nếu như quản lý ban giám sát lỏng lẻo, chọn nhầm người thì việc có thêm ban giám sát sẽ dẫn đến hệ quả hợp thức hóa cho nhà thầu và nhà đầu tư”.

TS. Trần Văn Mễ cho rằng: đã đến lúc cần tiến hành Hội nghị tổng kết hiểu quả của Quyết định 80/2005/QĐ_TTg ngày 18/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng sau 10 năm thực hiện nhằm chỉ ra đâu là hiệu quả đâu là bất cập. Cần cho nhà đầu tư và nhà thầu thấy được vai trò của Ban giám sát là một đơn vị hỗ trợ chứ không phải đơn vị gây khó khăn để mang đến chất lượng tốt nhất.

DSC_0185
TS. Trần Văn Mễ phát biểu ý kiến

Hội thảo là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng Nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế do Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung tổ chức. Dự án được tài trợ bởi tổ chức Arish Aid, Đại sứ quán Ai Len tài trợ.

Bảo Hòa

 

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x