Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Lý do, lạc là cây có dầu nên việc cất giữ giống vụ Đông-Xuân năm trước (qua vụ) để sản xuất cho vụ Đông-Xuân năm sau gặp rất nhiều khó khăn vì tỷ lệ nảy mầm kém và không đảm bảo mật độ sau khi gieo trồng trên đồng ruộng. Trong quá trình cất giữ, nông dân dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, dụng cụ cất giữ và phương pháp cách ly giữa hạt giống và môi trường bên ngoài không đảm bảo, … Vì vậy, hàng năm, người dân tốn nhiều kinh phí cho mua giống và còn bị động về nguồn giống ở các tỉnh khác.

Để nông dân chủ động được giống tốt phục vụ cho sản xuất vụ Đông-Xuân năm tiếp theo, trong khuôn khổ dự án FLC-12-01 do Đại sứ quán Phần Lan, nghiên cứu các phương pháp cất giữ giống có sự tham gia của người dân đã được thực hiện tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Mục đích của nghiên cứu:

–  Giúp người dân có hạt giống đảm bảo chủ động cho vụ sản xuất năm sau.

–  Giúp cộng đồng nông dân hiểu được các phương thức cất giữ giống qua vụ bằng các phương pháp dễ áp dụng.

I.         Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu:

1.1.  Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm lạc sản xuất vụ Đông Xuân

1.2.  Nội dung nghiên cứu: Cất giữ giống lạc qua vụ (giống thu hoạch vụ Đông Xuân năm trước, bảo quản cho vụ Đông xuân năm sau)

1.3.  Phương pháp nghiên cứu:

–     Bố trí thí nghiệm: Phương pháp bảo quản gồm 05 công thức và 07 lần nhắc lại theo 07 hộ bảo quản (04 hộ ở xã Triệu Giang, 03 hộ ở xã Triệu Vân)

+     Công thức 1: Bảo quản lạc trong thùng xốp dày 15 cm cách ly.

+     Công thức 2: Bảo quản lạc trong can nhựa cách ly chôn dưới đất sâu 01 m.

+     Công thức 3: Bảo quản lạc ngoài đồng ruộng (Gieo lại vụ Hè thu năm 2013)

+     Công thức 4: Bảo quản trong túi ni lon 02 lớp cách ly.

+     Công thức 5: Bảo quản truyền thống (Đối chứng: trong thùng sắt hoặc chum vại).

–     Thời gian bảo quản: Sau khi thu hoạch lạc vụ Đông xuân năm 2012-2013, phơi lạc từ 6 đến 7 nắng sao cho tróc vỏ lụa, để nguội rồi mới cất giữ. Thời gian cất giữ: Từ 10 tháng 5 đến 25 tháng 12 năm 2013.

–     Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nảy mầm (%) sau cất giữ Từ 10 tháng 5 đến 25 tháng 12 năm 2013. Mỗi công thức gieo trực tiếp 100 hạt trên cát ẩm ở 7 hộ gia đình

+     Đánh giá tỷ lệ nảy mầm: %

+     Đánh giá sức nảy mầm: Đánh giá sau 7 ngày sau gieo

+     Đánh giá giá trị hạt giống

+     Theo dõi khả năng sinh trưởng trên đồng ruộng ở một số thời kỳ chủ yếu vụ Đông Xuân năm sau

1.4.  Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học

II.   Kết quả nghiên cứu:

2.1.  Tỷ lệ nảy mầm:

Tỷ lệ nảy mầm là tỷ lệ hạt mọc so với số hạt nghiên cứu; tỷ lệ hạt mọc cao, chứng tỏ quá trình cất giữ tốt. Theo tiêu chuẩn ngành hạt giống lạc; tỷ lệ nảy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn: siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận <70%. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

–     Nhìn chung các công thức cất giữ lạc giống đều có lỷ lệ nảy mầm cao từ 90-96%, cao nhất là công thức cất giữ lạc ngoài đồng ruộng (công thức 2 – Gieo lạc trái vụ). Các công thức khác đều cao hơn đối chứng; tỷ lệ cất giữ đều cao hơn quy định của 10 TCN 315 – 2003: ≥ 70%.

–     Với các phương pháp bảo quản ở các công thức 1, 2, 3, 4 thì có thể bảo quản giống lạc từ vụ Đông-Xuân năm này sang vụ ĐôngXuân năm sau để làm giống với các công thức bảo quản theo thứ tự: Cất giữ ngoài đồng > cất trong can nhựa đem chôn sâu 1 m > cất trong thùng xốp dày 15 cm có cách ly> cất trong túi nilon 2 lớp.

2.2.  Sức nảy mầm:

Sức nảy mầm được đánh giá theo khả năng hạt mọc đồng đều trong một thời gian nhất định và được biểu thị bằng % số hạt mọc mầm so với tổng số hạt gieo. Chỉ tiêu này nói lên (i) Tốc độ nảy mầm của giống, giống nào có tốc độ nảy mầm cao chứng tỏ có chất lượng tốt; và (ii) Giống càng thuần chủng, sức nảy mầm càng đồng đều, khả năng sinh trưởng và phát triển càng đồng đều.

Kết quả theo dõi thấy: các công thức 1, 2, 3, 4 có sức nảy mầm tốt, thời gian mọc mầm sau gieo 7 ngày đều đạt sức nảy mầm trên 90 %. Công thức đối chứng sức nảy mầm sau gieo chỉ đạt 32,4 % và thời gian nảy mầm kéo dài.

2.3.  Giá trị của hạt giống

Giá trị của hạt giống là tích của chỉ tiêu tỷ lệ nảy mầm của hạt với độ thuần của hạt chia cho 100. Trong thí nghiệm hạt được chọn đúng tiêu chuẩn và coi như độ thuần hạt giống đạt 100%.

Bảng 3.1. Giá trị của hạt giống ở các công thức cất giữ khác nhau:

Công thức

Độ thuần hạt giống (100 %)

Triệu Giang

Triệu Vân

Trung bình

Tỷ lệ (%)

Giá trị

Tỷ lệ (%)

Giá trị

Tỷ lệ (%)

Giá trị

1

100

91

91

92.3

92.3

91.65

91.65

2

100

93

93

93

93

93

93

3

100

95.3

95.3

96.7

96.7

96

96

4

100

90

90

90

90

90

90

5 (Đối chứng)

100

56.3

56.3

58

58

57.15

57.15

Số liệu nghiên cứu tại bảng 3.1 cho thấy rằng, giá trị của hạt giống trong thí nghiệm cho thấy rằng giá trị hạt giống ở các công thức cất giữ qua vụ và trên đồng ruộng đều cao hơn so với đối chứng từ 90-96 và có giá trị hạt giống cao; đối chứng chỉ đạt 57.15

2.4.  Khả năng sinh trưởng và phát triển ở các công thức:

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các công thức đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lạc                                                                                                       Đvt: ngày

Công thức

Thời gian từ gieo đến các giai đoạn

Mọc mầm

Phân cành cấp 1

Ra hoa rộ đợt 1

Kết thúc ra hoa

1

7

21

52

72

2

7

21

52

71

3

7

21

53

71

4

7

21

52

70

5 (Đối chứng)

9

21

56

73

Khả năng sinh trưởng và phát triển ở các công thức cất giữ khác nhau tại bảng 3.2 cho thấy:

–     Thời kỳ mọc mầm: Các công thức đều nảy mầm trong thời gian 7 ngày; riêng đối chứng muộn hơn 2 ngày.

–     Thời kỳ phân cành cấp 1: Giữa các công thức đều có thời gian phân cành cấp 1 như nhau và tương ứng là 21 ngày.

–     Thời kỳ ra hoa rộ đợt 1: Thời kỳ ra hoa rộ đợt 1 biến động từ 52-56 ngày; đối chứng muộn hơn 3 ngày.

–     Thời kỳ kết thúc ra hoa: Thời gian kết thúc ra hoa biến động từ 70 – 73 ngày; cao nhất vẫn công thức đối chứng.

Như vậy, ở các công thức cất giữ có cách ly đều có thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng nhanh hơn đối chứng.

2.5.  Ảnh hưởng của các phương thức cất giữ đến sự phát sinh, phát triển của cành lạc

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức đến sự phát sinh, phát triển của cành lạc cho thấy rằng:

–     Cành cấp 1: Số cành cấp 1 giữa các công thức có sự khác nhau so với đối chứng. Chiều dài cành cấp 1:  Giữa các công thức có sự sai khác rất có ý nghĩa so với đối chứng.

–     Cành cấp 2: Số cành cấp 2: Các công thức đều có sự sai khác nhau. Chiều dài cành cấp 2:  Giữa các công thức có sự sai khác nhưng không đáng kể

–     Tổng số cành/cây: Giữa các công thức có sự sai khác so với đối chứng

Nhận xét chung: Nhìn chung, các công thức cất giữ khác nhau đều có sự sinh trưởng và phát sinh cành tốt hơn so với công thức đối chứng.

III.  Kết luận và kiến nghị

3.1.  Kết luận:

1)    Các phương pháp cất giữ giống có cách ly và giữ giống trên đồng ruộng (trái vụ) đều có tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm và giá trị hạt giống đều cao hơn cất giữ giống theo truyền thống

2)    Khả năng sinh trưởng và phát triển của các công thức cất giữ giống có cách ly và giữ giống trên đồng ruộng (trái vụ) đều cao hơn phương pháp cất giữ giống theo truyền thống.

3.2.  Kiến nghị:

1)      Cần tiến hành tiếp tục thí nghiệm để có kết luận chính xác hơn.

2)      Nông dân có thể áp dụng các phương thức cất giữ giống theo các phương pháp cách ly để chủ động giống trong sản xuất năm tiếp theo./.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x