PGS.TS Hoàng Mạnh Quân – Giám đốc Trung tâm PTNT Miền Trung (CRD), TS.Phan Tùng Mậu – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và ông Nguyễn Bá Ngãi – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cùng chủ trì hội nghị.

3 vị chủ trì hội thảo

Tại hội thảo, nhiều báo cáo về vấn đề bảo vệ và phát triển rừng đã được các đại biểu trình bày. Ông Lê Văn Lân thuộc trung tâm CRD đại diện FORLAND trình bày báo cáo “Kết quả tham vấn luật bảo vệ rừng và phát triển rừng 2004 liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng”. Báo cáo đã trình bày về những vấn đề nảy sinh do sự chưa phù hợp giữa việc giao rừng và quyền sử dụng đất.

Ông Lê Văn Lân thuộc trung tâm CRD đại diện FORLAND

Báo cáo “Nghiên cứu tình hình thực hiện một số điều của Luật bảo vệ và phát triển rừng liên quan đến cộng đồng và hộ gia đình” do đồng chí Nguyễn Chí Thành thuộc trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước (FORWET) trình bày thu hút được nhiều sự quan tâm tại hội thảo. Nghiên cứu cho thấy cộng đồng dân cư và hộ gia đình có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Vì thế, trong bản báo cáo có đề xuất lập Dự án Luật Lâm nghiệp thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 và cần quy định vai trò của cộng đồng dân cư và hộ gia đình thành một Chương riêng trong Luật Lâm nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Chí Thành thuộc trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước (FORWET)

Báo cáo “Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 và hộ gia đình, cộng đồng dân cư miền núi” của đồng chí Vũ Long, chuyên gia chính sách Lâm nghiệp – VIFA. Báo cáo chỉ ra những bất cập của Luật bảo vệ và phát triển rừng có liên quan đến đến hộ gia đình và cộng đồng dân cư qua đó đề xuất khuyến nghị sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển 2004.

Đồng chí Vũ Long, chuyên gia chính sách Lâm nghiệp – VIFA

Trong phần thảo luận của các đại biểu tham dự hội thảo, nhiều ý kiến đáng chú ý đã được nêu lên. Trong đó nổi bật là những vấn đề về các quy định rõ ràng, cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm của người, hộ dân, cộng đồng được giao rừng; quyền lợi của người dân được giao rừng chưa xứng đáng, không tạo được động lực cho họ tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Theo ông Nguyễn Hiếu Hòa – Chi cục trưởng chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bình Định phản ánh, bảo vệ và phát triển rừng phải gắn với lợi ích của người được giao rừng, không thể để tình trạng người được giao rừng nghĩ rằng “làm không công cho nhà nước”. Theo chia sẻ của ông Hòa, tại địa phương năm 2000 giao 13 ngàn ha rừng cho 99 hộ đồng bào dân tộc quản lý, rừng phát triển rất tốt và không có lâm tặc chiếm rừng, tuy nhiên đến năm 2005 thì toàn bộ số đất rừng trên 99 hộ đồng bào đã trao trả lại hết với lí do “Bảo vệ rừng cho nhà nước mệt quá, dân không làm nữa!”.h

Những ý kiến của các đại biểu tại hội thảo đóng góp quan trọng trong việc xây dựng dự thảo khuyến nghị hồ sơ xây dựng luật Lâm nghiệp sắp tới.

PV.

Baomoi.com