Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Ngày 20.12, tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Hới đang diễn ra tọa đàm “Thúc đẩy quyền được học tập và đào tạo nghề của trẻ khuyết tật” do Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) phối hợp Hội bảo vệ người khuyết tật (AEPD) Quảng Bình tổ chức.

48385812_2222639471395480_3816929142373351424_o

Toàn cảnh tọa đàm


Tham gia tọa đàm có 40 học sinh khuyết tật có nhu cầu được tiếp tục học văn hóa hoặc đào tạo nghề trong và sau khi kết thúc chương trình học tại trường chuyên biệt.
Đặc biệt, tọa đàm có các đại biểu sở Lao động Thương binh và Xã hội, phòng Lao động Thương binh và Xã Hội, phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND TP Đồng Hới cùng tham dự.

48364742_2222639144728846_813085047694295040_o

Trẻ em khuyết tật tham gia buổi tọa đàm


“Hi vọng các sở, ban ngành có thể thành lập nên các trường THCS, THPT để được học văn hóa trước khi học nghề. Bởi vì việc học nghề đối với học sinh ở trung tâm sau khi ra trường còn nhiều khó khăn. “, em Minh Trang, một cựu học sinh chia sẻ quá trình học nghề may vô cùng gian nan của người khuyết tật câm điếc. Trang cho biết, em đã học may nhưng đến khâu cắt vải thì không thể tiếp tục học vì yêu càu của khách hàng ngày càng cao, và em thì tự ti. Trang đã nhiều lần định bỏ cuộc nhưng nhờ sự động viên của gia đình và nỗ lực của bản thân nên tiếp tục. Tuy nhiên, nếu không có sách để tự mày mò, tự học thì sẽ không có thầy cô nào có thể dạy cho những người như Trang. Trong khi em rất muốn có thể mở một tiệm may riêng cho mình với rất nhiều băn khoăn về quá trình giao tiếp với khách hàng, để khách hàng kiên nhẫn và hiểu mình. 

48404718_2222639151395512_5988710300835119104_o
Có nhiều học sinh cho biết, họ muốn theo học nghề “đan, nghề làm chổi, sửa chữa xe máy… tuy nhiên các trung tâm dành cho các em học nghề đều ở xa mà gia đình không có điều kiện, tuổi nhỏ ba mẹ cũng nhiều lo lắng”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hồng, chủ tịch Hội Bảo vệ người khuyết tật phát biểu bế mạc xúc động: “Buổi tọa đàm đã lắng nghe nhiều ý kiến, đặc biệt là ý kiến chân thực của các em, với những mong ước giản dị việc tiếp tục được học văn hóa, học nghề và ra nghề để có cuộc sống ổn định. Các sở, ban ngành sẽ cần phải bắt đầu từ những bước đi nhỏ để hiện thực hóa mong ước này trong tương lai”