Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Tham gia chuyến tham quan về phía đoàn Nam Đông gồm có 23 người là  cán bộ và người dân của 3 xã trong khu vực của dự án (Thượng Nhật, Thượng Lộ và Hương Lộc), cán bộ hạt kiểm lâm huyện Nam Đông, và Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, đoàn tham quan còn có 10 người là thành viên rừng cộng đồng xã Mà Cooih, hạt kiểm lâm huyện Đông Giang, thành viên Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương.

Đoàn tham quan làm việc tại Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương
Đoàn tham quan làm việc tại Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương

Qua chuyến tham quan, đoàn đã trao đổi, chia sẻ với nhau về những khó khăn còn tồn tại trong công tác bảo vệ rừng cũng như cách phân chia hưởng lợi cụ thể đối với tiền chi dịch vụ môi trường rừng. Các cuộc thảo luận trong chuyến tham quan cho thấy còn nhiều bất cập vướng mắc trong việc chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trước hết, đó là khó khăn do việc triển khai hoạt động này còn chưa đồng bộ; đơn giá chi trả giữa từng khu vực lại khác nhau; địa bàn hiểm trở, phân tán; một số tài nguyên rừng đang bị khai thác trái phép: gỗ, vàng, sa khoáng, … gây ảnh hưởng sự quản lý và bảo vệ rừng của toàn thể người dân sống dựa vào rừng trên địa bàn. Hơn nữa, do chưa có kinh phí hỗ trợ cho địa phương cũng như các nhóm trưởng hoạt động; người dân quản lý ranh giới theo truyền thống nên không có sự rạch ròi, … Từ những tồn tại, các bên cũng đã chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục như: Nâng cao đơn giá dịch vụ; Điều tiết giá nhằm tạo ra sự công bằng, và đồng đều giữa các khu vực với nhau.

Chia sẻ về những khó khăn trong việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chia sẻ về những khó khăn trong việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

Mặc dù trong thời gian ngắn nhưng đoàn tham quan đã tiếp nhận được những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường của Ban quản lý rừng phồng hộ A Vương cũng như cách bảo vệ và phát triển rừng của người dân xã Mà Cooih, huyện Đông Giang. Theo đó, đoàn tham quan chia sẻ những thành quả đã đạt được trong việc quản lý và bảo vệ rừng của mình. Xác định giao rừng theo nhóm hộ không nên giao theo cá nhân, hộ gia đình vì nhóm hộ hoạt động có tổ chức, thông qua ý kiến của các thành viên trước khi thực hiện hoạt động; giao rừng cụ thể tại hiện trường. Đồng thời, cần phải tăng cường tập huấn tuyên truyền, minh bạch trong nhận khoán.

Chuyến tham quan nằm trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy quyền quản lý và hưởng lợi của cộng đồng sau giao đất giao rừng ở tỉnh Thừa thiên Huế” góp phần nâng cao năng lực về chi trả dịch vụ môi trường từ rừng cho cán bộ và cộng đồng giao đất giao rừng của dự án.

Đại diện đoàn tham quan tặng quà lưu niệm cho Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương
Đại diện đoàn tham quan tặng quà lưu niệm cho Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương

Chuyến tham quan đã góp phần nâng cao năng lực về chi trả dịch vụ môi trường từ rừng cho cán bộ và cộng đồng giao đất giao rừng của dự án. Mà rừng phòng hộ A Vương và xã MaCooi, huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam là một trong những xã điểm của tỉnh Quảng Nam được chọn để thực hiện thí điểm về hoạt động này.

Đoàn tham quan chụp ảnh lưu niệm trước khi ra về
Đoàn tham quan chụp ảnh lưu niệm trước khi ra về

Bảo Hòa

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x