Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Bổ ích và ấn tượng là đánh giá tích cực của học viên sau khóa tập huấn đào tạo giảng viên (TOT) kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi về thực thi lâm luật quản lý rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) diễn ra từ ngày 27-31/10 tại TP Đà Nẵng.

_DSC0628

 

Những nội dung bổ ích

Khóa đào tạo do dự án FLEGT khu vực miền Trung phối hợp với trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên CORENARM tổ chức. Qua sự hướng dẫn của Thạc sỹ Mai Quang Huy – Phó Trưởng phòng Bảo tồn Thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh TT Huế và Tiến sỹ Ngô Trí Dũng – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên (CORENARM)

Có 33 học viên đến từ Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam,.. của các đơn vị: Mạng lưới VNGO-FLEGT, các tổ chức xã hội, chi cục Kiểm lâm, Các cán bộ Hạt Kiểm lâm, đại diện tổ chức đoàn thể, chính quyền cấp xã, thôn, cộng đồng người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Tại lớp tập huấn, 2 giảng viên chính đã đưa ra tiến trình học tập nội dung phong phú phương pháp đa dạng. Từ các vấn đề cơ bản đến cách thiết kế chương trình truyền thông qua nhận thức, kỹ năng, công cụ và thông điệp truyền thông hiệu quả. Đến việc nâng cao kỹ năng truyền thông, phương pháp giảng dạy cho tập huấn viên, kỹ năng tổ chức hoạt động hỗ trợ tập huấn, lập kế hoạch và thực hành… khiến lớp học luôn trong không khí sôi nổi bởi sự tham gia hào hứng của các học viên.

Tuy kinh nghiệm mỗi học viên khác nhau trong lĩnh vực truyền thông nhưng cả 33 học viên đều đến khóa học với mong muốn trở thành những cán bộ truyền thông địa phương giỏi đặc biệt về FLEGT và lớp tập huấn đã đáp ứng được mong đợi đó.

Giảng viên – học viên cùng sáng tạo

Nhiều nội dung, bài học thông qua hành động và thi đua giữa các nhóm học viên đã được ghi nhớ sâu sắc trong suốt quá trình diễn ra khóa tập huấn.

Các thông điệp truyền thông được học viên sáng tạo có tính ứng dụng và thực tế cao. Trong đó để lại dấu ấn là: “Nâng niu bộ lông Việt” về việc truyền thông đến đối tượng mua bán, tiêu thụ các loài động vật hoang dã đang bên bờ tuyệt chủng như: hổ, báo. Hay thông điệp “Hồ sơ đầy đủ doanh nghiệp lợi thu” hướng đến tâm lý của nhóm đối tượng truyền thông là doanh nghiệp trong vấn đề mua bán gỗ hợp pháp bằng cách làm poster, trình diễn thời trang, đóng vai…

Bên cạnh đó, những trò chơi “tìm hiểu FLEGT”, cách viết bản tin, kỹ năng chụp ảnh cũng mang đến cơ hội học hỏi, hợp tác và giao lưu lẫn nhau giữa các học viên.

Những bài giảng ra đời trong thời gian ngắn do chính học viên tự thiết kế cho họ  trải nghiệm qua việc được thuyết trình thử, phản biện, góp ý đã tăng sự tự tin, kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt.

Kết thúc khóa tập huấn, Giảng viên Mai Quang Huy khẳng định: “Tôi tin rằng, khóa tập huấn đã phát hiện ra những khả năng thế mạnh trong từng học viên và sau khóa tập huấn họ sẽ tiếp tục biết cách điều chỉnh, phát huy thế mạnh đó của mình trong truyền thông đến cộng đồng”.

Giám đốc dự án FLEGT – Khu vực miền Trung ông Trương Sỹ Hoài Nhân trao phần quà lưu niệm cho các học viên xuất sắc khóa học phát biểu: “Các học viên của lớp học tuy khác nhau về trình độ, về đơn vị nhưng sau 5 ngày tập huấn một trong những học viên xuất sắc có anh A Lăng Đối là trưởng thôn Rờbượp, xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đó chính là thành công của khóa học. Bởi lẽ, khi dự án kết thúc, kiểm lâm viên, cán bộ thôn bản chính là những người sẽ thực thi chính sách thương mại gỗ theo VPA-FLEGT”

Một số hình ảnh đáng nhớ của khóa tập huấn:

_DSC0906

_DSC0672

 

_DSC0607

_DSC0766

DSC_0062

_DSC0851

_DSC0857

Bảo Hòa

 

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x