Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

1. Tên dự án: Chương trình Thích ứng Khí hậu lấy Trẻ em làm Trọng tâm tại Việt Nam

2. Địa điểm thực hiện Dự án:

  • Tỉnh Thái Nguyên: 12 xã ở 2 huyện Định Hóa và Đại Từ
  • Tỉnh Quảng Ngãi: 12 xã ở huyện Bà Tơ
  • Tỉnh Thừa Thiên Huế: 7 xã ở 2 huyện Quảng Điền và Phú Vang
  • Tỉnh Tiền Giang: 7 xã ở huyện Gò Công Đông và thị trấn Gò Công

3. Cơ quan Tài trợ: Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Úc (AusAID)

4. Cơ quan Thực hiện:Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế và Tổ chức Plan Quốc tế

5. Đối tác Địa phương:    

  • Sở Tài Nguyên và Môi trường
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
  • Hội Phụ nữ tỉnh
  • Hội Chữ thập đỏ tỉnh
  • Trung tâm Sống và Học tập vì Cộng đồng (Live and Learn,tổ chức phi chính phủ địa phương)
  • Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung (Tổ chức phi chính phủ  địa phương)

6.  Thời gian thực hiện: Từ 8/2012 đến 30/12/2014

 7.  Tóm tắt dự án:

Tổ chức Cứu trợ trẻ em và Plan đang triển khai Chương trình thích ứng với khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm tại Việt Nam với mục tiêu xây dựng năng lực thích ứng cho trẻ em dễ bị tổn thương và cộng đồng của trẻ em tại Việt Nam để ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu dự kiến sẽ đạt được thông qua: 1) Tăng cường khả năng của trẻ em dễ bị tổn thương và cộng đồng của trẻ trong việc trực tiếp lập kế hoạch và quản lý những tác động tiêu cực của sự thay đổi và biến đổi khí hậu; 2) Nâng cao năng lực của của chính phủ và tổ chức xã hội dân sự để phù hợp với những nhu cầu thích nghi của trẻ và cộng đồng của trẻ, phù hợp với những mục tiêu quốc gia. Dựa trên nhiều năm kinh nghiệm của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và tổ chức Plan trong việc thực hiện các chương trình giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng tại Việt Nam, chương trình chú trọng vào các hoạt động nâng cao nhận thức lấy trẻ làm trọng tâm ở trong trường học, những mô hình khả năng thích ứng dựa vào cộng đồng, những khóa tập huấn hỗ trợ kỹ thuật, v.v. Những can thiệp cũng bao gồm những cuộc vận động nâng cao nhận thức do cộng đồng khởi xướng và những cuộc đối thoại giũa những nhà hoạch định chính sách và những người tiên phong trong công tác thích nghi với biến đổi khí hậu để tăng cường sự hiểu biết và sự cam kết của những nhà hoạch định chính sách trong thích ứng dựa vào cộng đồng. Chương trình sẽ tập trung vào 28 xã dễ bị tổn thương của các huyện thường xảy ra thiên tai ở các tỉnh Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, và Tiền Giang và số người trực tiếp hưởng lợi là 105,450, và gián tiếp là 350,000.

Chương trình sẽ được xây dựng trên nền tảng dự án quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm hiện đang thực hiện qua cách tiếp cận do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Plan đi đầu và đưa thêm dự báo của của biến đổi khí hậu lên những bản đồ rủi ro hiện tại để đảm bảo rằng những hoạt động giảm nhẹ rủi ro sẽ ứng phó được với tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai. Việc tập trung vào trẻ em và thanh thiếu niên cho thấy họ không đồng nhất về năng lực và nhu cầu; và có thể đóng góp tích cực trong quản lý những rủi ro và tăng cường sự thích nghi của cộng đồng của họ với những thảm họa liên quan đến thời tiết và sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chương trình này sẽ làm việc với và thông qua thế hệ trẻ như là tác nhân của sự thay đổi; đặt mục tiêu vào những nhóm dễ bị tổn thương nhất, trao quyền cho cộng đồng để sử dụng những kiến thức và những nguồn lực hiện có của họ như là cơ sở để xây dựng khả năng phục hồi cho họ, và xây dựng dựa trênquan hệ đối tác và cơ cấu hiện có để tăng cường sự bền vững. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Plan sẽ hợp tác với Trung tâm Sống và Học Tập vì Cộng đồng, Trung tâm Phát triển Nông thôn ở Miền Trung Việt Nam và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên để tận dụng những kinh nghiệm của họ trong thích ứng với biến đổi khí hậu và phát huy tối đa hiệu quả của chương trình

8.  Phân tích Vấn đề:

Việt Nam là một trong 5 nước có rủi ro liên quan đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cao nhất trên toàn cầu (thời tiết hiện tại và những dự đoán trong tương lai) theo như nghiên cứu gần đây của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD). Một nghiên cứu tương tự cũng xếp hạng những quốc gia liên quan đến tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và Việt Nam xếp thứ 7 trên 233 quốc gia được nghiên cứu. Khi sự thay đổi về thời tiết thay đổi tăng lên, những cộng đồng của quốc gia này dường như có bị ảnh hưởng bởi những tác động liên quan bao gồm những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ví dụ như những trận mưa lớn, lũ lụt và những trận bão mạnh nhiều hơn. Thời tiết diễn biến cũng sẽ khó dự đoán, ảnh hưởng đến sinh kế và an ninh lương thực.

Những cộng đồng ở vùng duyên hải và miền núi có thể vào tình trạng đặc biệt nguy hiểm bởi những loại hình thiên tai có thể trở nên tồi tệ hơn khi thời tiết thay đổi. Cộng đồng vùng duyên hải và đồng bằng dường như cũng phải chịu đựng từ những trận lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, sóng bão cao hơn kết hợp với tốc độ của gió bão mạnh hơn, mưa lớn hơn và sự nhiễm mặn nghiêm trọng hơn. Những cộng đồng đồng ở trên vùng núi hay cao nguyên cũng có thể hứng chịu những trận mưa lớn tăng đáng kể và kết quả cho thấy là có nhiều trận lũ lớn thường xuyên xảy ra hơn (quan sát theo khuynh hướng trong một vài năm gần đây). Khi khả năng phục hồi của cộng động kém, thì họ cũng sẽ mất đi khả năng phát triển bền vững do xu hướng khắc nghiệtcủa thời tiết. Nhu cầu cấp thiết giúp đỡ người nghèo và những cộng đồng dễ bị tổn thương ở các vùng địa lý này là nâng cao khả năng phục hồi với các tác động của khuynh hướng thay đổi thời tiết hiện tại và sự khắc nghiệt của nó và xây dựng khả năng thích ứng trong việc đối mặt với biến đổi của khí hậu.

Trẻ em và những người trẻ tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương bởi tác động của khuynh hướng thay đổi thời tiết và biến đổi khí hậu.Một nửa những người bị ảnh hưởng hoặc bị chết do thiên tai trên toàn cầu là trẻ em. Ước tính có 175 triệu trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi thiên tai hàng năm vào năm 2015, nguyên nhân chính là liên quan đến thời tiết. Khi biến đổi khí hậu làm tăng tác động của thiên tai liên quan đến thời tiết, trẻ em sẽ bị rơi vào tình trạng rủi ro cao. Một ví dụ gần đây về sự tổn thương của trẻ em vì thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam là trên 90% thương vong vào trận lụt ở Mê Kong năm 2011 là trẻ dưới 16 tuổi.

Mặc dù những dự đoán về biến đổi khí hậu xu hướng chungcủa thay đổiở Việt Nam có độ tin cậy cao, nhưng người ta lại không biết nhiều về quy mô và thời gian. Do vậy, điều quan trọng là tập trung vào việc xây dựng khả năng phục hồi của cộng đồng dễ bị tổn thương ứng phó với một dải rộng các tác động để đảm bảo phát triển bền vững khi khí hậu thay đổi. Để thực hiện được điều này, Chương trình sẽ hợp tác với nhiều ban ngànhvà cộng đồng để lập kế hoạch và ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu hiện tại và những dự đoán trong tương lai đểxây dựng một mô hình thích ứng dựa vào cộng đồng, mô hình này có thể được nhân rộng ở phạm vi Việt Nam và xa hơn nữa.

9.    Mục tiêu của Dự án:

  • Tăng cường khả năng của trẻ em dễ bị tổn thương và cộng đồng của họ để trực tiếp lập kế hoạch và quản lý những tác động tiêu cực của khuynh hướng thay đổi và biến đổi của khí hậu; và
  • Nâng cao năng lực của chính phủ và xã hội để phù hợp với những nhu cầu thích nghi của trẻ em và cộng đồng của họ, phù hợp với những mục tiêu quốc gia.

 10.    Kết quả Mong đợi và Hoạt động đề xuất:

Kết quả mong đợi:

  • Kết quả 1:Tăng cường hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu cho trẻ em và cộng đồng của họ.
  • Kết quả 2: Tăng cường khả năng của trẻ em và cộng đồng của họ trong việc lập kế hoach và ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu thông quan lập kế hoạch có sự tham giavà hành động dựa vào cộng đồng.
  • Kết quả 3: Nâng cao năng lực của các sở ban ngành địa phương và tổ chức xã hội để thực hiện chương trình ứng phó dựa vào cộng đồng, phù hợp với mục tiêu quốc gia.
  • Kết quả 4: Tăng cường hiểubiết và cam kết của những nhà hoạch định chính sách trong việc thích ứng dựa vào cộng đồng.

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x