Cancel Preloader
Một xã hội nông thôn phát triển bền vững, nơi không còn nghèo đói và con người sống có trách nhiệm với môi trường.

Theo một “thống kê bỏ túi” của tác giả thì người dân sử dụng khoảng 100 kg hoá chất để tẩy rửa cheo lừ thì mỗi ngày, 13000 cheo lừ trên khu vực này thải ra 1,3 tạ hoá chất. Nhưng đó cũng mới chỉ là cách tính ở một loại hình. Sự đe doạ môi trường, huỷ hoại hệ sinh thái và các nguồn thuỷ hải sản quý giá của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai còn đến từ nhận thức kém của người dân khi đối xử với môi trường, từ việc chưa có chế tài xử lý thoả đáng và đủ mạnh, rốt ráo để ngăn chặn đến cùng những tác động tiêu cực ấy. Đi dọc miền đầm phá, điều dễ đập vào nhãn quan nhất lại là tình trạng rác thải, nhiều nhất là ni lông không tiêu huỷ được “cuốn theo chiều gió” ở khắp nơi, từ các khu dân cư đến các bãi tập kết tự phát lộ thiên. Rác đủ các loại ngổn ngang bên cạnh đường dẫn nước thải quanh các trang trại, cơ sở nuôi tôm. Thông tin từ các cơ quan truyền thông cũng cho thấy trong thời gian qua và cho đến nay, vẫn có những cơ sở, trang trại chưa xử lý thấu đáo nguồn nước thải của các hồ nuôi thẳng ra biển, đầm phá dù đã không ít lần được kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt. Cách làm “ăn xổi, ở thì” này đã làm môi trường đầm phá đang bị tổn thương. Nói một cách khác đi, nó là sự “ăn” chính bản thân mình; chặn chính sự phát triển của cơ sở, doanh nghiệp và đời sống của vùng dân cư rộng lớn trước khi gây ra những hệ luỵ mang tính xã hội khác cho cộng đồng.
Ý thức chấp hành Luật bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của một số doanh nghiệp, người dân còn yếu và chưa trở thành, thói quen, nếp nghĩ, cách sống của người dân. Thói quen tiêu dùng thân thiện chậm hình thành là những tồn tại chung trong đời sống xã hội và vùng đầm phá cũng không phải là ngoại lệ, nếu không nói là cần đến những động thái tích cực hơn, mạnh mẽ hơn để bảo tồn vùng đa dạng sinh học với trên 22.000 ha mặt nước – nơi có đến 921 loài thuộc 444 chi, giống và 340 họ. Trong đó có 235 loài cá với 25 loài cá kinh tế, 12 loại tôm, 18 loài cua, bên cạnh đó là trìa, sò huyết, rong câu…
Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng sẽ được đưa ra bàn bạc, thẩm định tại Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 13 xung quanh đề án Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tại Thừa Thiên Huế vào cuối tuần này

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x